Sửa đổi lề lối làm việc  
  • 07/06/2023

Sửa đổi lề lối làm việc

Năm 1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị chiến dịch Thu Đông, nhằm đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách có 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Cuốn sách đã chỉ dẫn, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, yêu cầu “làm theo” trở thành cấp thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, với tất cả các cơ quan, đơn vị, cuốn “Sửa đổi lối làm việc” càng trở nên cần thiết.

Tác phẩm Lịch sử nước Ta  
  • 07/06/2023

Tác phẩm Lịch sử nước Ta

Tác phẩm "Lịch sử nước ta" được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào cuối năm 1941 với 208 câu thơ lục bát và 30 cột mốc lịch sử quan trọng. Bài thơ thể hiện sự tự hào truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc ta qua gần 4000 năm lịch sử, vừa là sự kêu gọi tất cả người dân Việt Nam cùng đoàn kết, đứng lên giành độc lập, tự do.

Bản án chế độ thực dân Pháp  
  • 07/06/2023

Bản án chế độ thực dân Pháp

Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.

Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

Vi Hành  
  • 07/06/2023

Vi Hành

– Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi? Nhưng mà nhìn kỹ xem kìa! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bằng như vỏ chanh ấy đấy à?

– Ừ nhỉ. Thì cũng có thể là anh đúng. Nhưng hắn đến đây làm gì nhỉ, trong đường xe điện ngầm này, và tụi các ông quan bà kiếc đi theo thì đâu cả?

– Có khi đã gửi tất ở kho hành lí nhà ga để đi chơi vi hành đấy.

Lời than vãn của Bà Trưng Trắc  
  • 06/06/2023
  • Lời

Lời than vãn của Bà Trưng Trắc

Đêm tối quằn quại dưới làn mưa nhỏ hạt dầm dề. Mảnh trăng vàng vọt cố bíu trên những mái lều tranh. Cây đẫm ướt đầm đìa nước mắt tuôn rơi. Gió thổi qua những cụm lá mệt mỏi va nhau thành tiếng kinh rợn. Cành cây vặn vẹo như những cánh tay ma quái, và những đám nước bị từng cơn gió đột ngột quất, cứ nức nở. Cảnh vật nước Nam, lồng trong cây cỏ um tùm, vốn tươi vui và thơ mộng thế dưới ánh trăng, nay buồn thảm lạ lùng. Cơn hấp hối đang chơi vơi khắp. Tai ương lảng vảng đâu đây.

Bản Yêu Sách 8 Điểm  
  • 06/06/2023

Bản Yêu Sách 8 Điểm

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện

logo footer

trụ sở chính

  • 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3, TP.HCM
  • Cơ sở 2: 08 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM
  • Cơ sở 3: 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP.HCM

thống kê online

Đang online: 5683

3,684

Tổng truy cập: 27,965

facebook